๑۩۞۩๑♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥A0-Pro♥•´¯) ๑۩۞۩๑♥๑۩۞۩๑
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


(¯`·._.· •·.·´¯`·.·•[ Welcome to A0 class ] •·.·´¯`·.·•·._.·´¯)
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
 Nguyenson_BiggerBang (705)
 TeddyLuvGD&BB (682)
 kZ_SiêuNhân_Zk (600)
 SuperVova (525)
 *!M.R.H.1.T.M.4.N!* (361)
 vipviponline737 (335)
 admin (315)
 pelinhde (227)
 Sn4il (209)
 the snow prince (134)

Share | 
 

 PGS.TS Văn Như Cương: Giáo dục Việt Nam đang vá víu cục bộ?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Nguyenson_BiggerBang
Members
Members
Nguyenson_BiggerBang

Giới tính : Nam
Số bài gửi : 705
Thanks : 24
Ngày tham gia : 21/04/2010
Tuổi : 28
Đến từ : YG Entertainment-Family of Big Bang
Huy Hiệu : PGS.TS Văn Như Cương: Giáo dục Việt Nam đang vá víu cục bộ? Anhso-19_13PGS.TS Văn Như Cương: Giáo dục Việt Nam đang vá víu cục bộ? Medal_kntb%20%283%29PGS.TS Văn Như Cương: Giáo dục Việt Nam đang vá víu cục bộ? Medal_kntb%20%285%29PGS.TS Văn Như Cương: Giáo dục Việt Nam đang vá víu cục bộ? Medal6

PGS.TS Văn Như Cương: Giáo dục Việt Nam đang vá víu cục bộ? Empty
Bài gửiTiêu đề: PGS.TS Văn Như Cương: Giáo dục Việt Nam đang vá víu cục bộ?   PGS.TS Văn Như Cương: Giáo dục Việt Nam đang vá víu cục bộ? EmptyMon May 03, 2010 6:28 pm

Tớ bít các bạn hem muốn đọt,nhưng cứ đọc đi,để bít tình hình học tập của nước ta
Tôi hẹn gặp ông vào ngày Hà Nội rét căm căm. Mặc dù đang ốm và liên tục ho nhưng khi nghe viện tới những chuyện “nóng rẫy” của ngành giáo dục để làm cái cớ cho cuộc trò chuyện thì ông nhận lời. Hơn 70 tuổi, vẫn đứng lớp “gõ đầu trẻ” và đảm nhận cương vị hiệu trưởng trường dân lập, ông có lẽ là một trong số các chuyên gia giáo dục tâm huyết “nói chuyện” về giáo dục Việt Nam.

“Ông đồ” của vùng đất Quỳnh Lưu xứ Nghệ pha trò khi nghe tôi gọi ông là Giáo sư: Tôi chỉ là Phó giáo sư thôi, tôi hơn các giáo sư một chữ P.


Quá nhiều thay đổi
Thưa ông! Tuần qua, cả xã hội đã nóng lên về việc Bộ Giáo dục – Đào tạo dự định bỏ thi môn ngoại ngữ. Mặc dù sau đó, Bộ đã có quyết định cuối cùng là vẫn thi ngoại ngữ như mọi năm thì phải chăng nhiều quyết định của ngành giáo dục đưa ra còn tuỳ tiện?

PGS Văn Như Cương: Tuần qua không chỉ có chuyện bỏ thi bắt buộc môn ngoại ngữ. Câu chuyện về thi học sinh giỏi toàn quốc cũng có thay đổi: các địa phương không được mời thầy cô khác về tập huấn cho đội tuyển của mình dưới bất kì hình thức nào! Tôi đã viết và gửi cho một tờ báo một bài viết về hai dự định mà tôi cho là sai lầm đó. Về chuyện thi học sinh giỏi thì tôi đề nghị Liên đoàn bóng đá VN cũng nên học tập Bộ GD&ĐT cấm các đội bóng mời huấn luyện viên ngoại, thế là ông Calisto chắc chắn mất việc. Thế rồi đùng một cái, chỉ ngay sau đó lại có quyết định mới: vẫn như cũ. Bây giờ tôi mới ngộ ra là mình nhanh nhẩu đoảng, và trở nên vô duyên vì đi phê phán cái không có. Tôi thấy cần phải rút kinh nghiệm, đối với giáo dục thì phải từ từ xem xét, không nên đưa ra các quyết định thay đổi như cơm bữa. Cũng không phải chỉ hai ví dụ trên mà thôi đâu, dự thảo về quản lí lưu học sinh du học tự túc cũng vô cùng khó hiểu, bị dư luận phê phán và do đó Bộ phải tuyên bố ngay là sẽ sửa chữa...

Vấn đề thi tốt nghiệp THPT thì không có năm nào là không thay đổi. Năm nào cũng vậy, cứ đến khoảng thời gian này trên báo chí đầy những bản tin về những điểm mới trong các kì thi năm đó. Mà không chỉ có một lần, đổi mới rồi, lại đổi mới nữa, nào là đề án thi trắc nghiệm toàn bộ, đề án chỉ tổ chức một kì thi tốt nghiệp quốc gia năm này, rồi hoãn đến năm sau, rồi lại hoãn đến năm sau nữa... nào là cấu trúc đề thi có phần chung phần riêng, nào là thi theo cụm, nào là chấm chéo...
Tôi tán thành với chị khi chị nói là “còn đang tùy tiện”!

Cần một Hội đồng cải cách giáo dục
Có lẽ chỉ ở Việt Nam mới có chuyện năm nào cả xã hội cũng nhốn nháo lên vì chuyện thi cử, năm nào báo chí cũng phải đăng những “điểm mới” trong thi và tuyển sinh. Trong khi đó, thưa ông, rõ ràng, công cuộc chấn hưng giáo dục không thể làm bằng cách thay đổi thi cử như Bộ đang làm trong những năm qua?

- Hoàn toàn không! Chấn hưng giáo dục phải từ những điểm lớn: Học để làm gì? Dạy và học cái gì ? Dạy và học như thế nào? Thi cử chỉ là một khâu kiểm định để xem kết quả đã như mong muốn chưa. Đó là một khâu cũng quan trọng nhưng không phải là tất cả...

Vậy thì, theo ý kiến riêng ông, giáo dục Việt Nam đang sai ở chỗ nào? Và đâu là khâu đột phá cần phải làm để chấn hưng giáo dục?

- Đây là một câu hỏi quá lớn. Theo tôi, Giáo dục hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển xã hội trong thời kì đổi mới. Giáo dục chưa rõ đổi mới theo hướng nào, ngoài những vá víu cục bộ.

Các chuyên gia giáo dục mỗi người một ý kiến! Tôi ủng hộ ý kiến cho rằng cần phải lập ra một “Hội đồng cải cách giáo dục” có năng lực cao và có quyền hạn lớn để nhanh chóng đưa ra quyết sách phù hợp.



Đạo đức thầy, trò xuống cấp có một phần lỗi của hệ thống giáo dục
Tuần qua, thưa ông, ngoài một sự việc nổi lên ồn ào là thi ngoại ngữ hay không thi ngoại ngữ thì có một việc khác, có vẻ chìm lấp nhưng rất đáng chú ý là chuyện một cháu học sinh vì chót tiêu tiền quỹ lớp nên đã tự tử. Đứng ở góc độ một chuyên gia giáo dục ông nói gì về việc này?

- Đáng buồn là các vụ việc học sinh tự tử đã xảy ra nhiều lần vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau, lần này là vì tiền. Nhiều thanh thiếu niên bây giờ có thái độ không đúng mức khi tiêu tiền. Ngày xưa có lẽ học sinh không có tiền hoặc không được phép tiêu tiền, nên không có nhiều sai lầm đáng tiếc. Bây giờ các vị cha mẹ thương con, nhớ đến cái khổ ngày xưa của mình khi không có tiền. Thương con nên cho con tiền nhưng không dạy con cách tiêu tiền thế nào cho đúng... Tôi rất lấy là ngạc nhiên khi thấy các nam nữ học sinh không biết được sự khó khăn khi kiếm tiền, mà lại tiêu tiền một cách xả láng, tiêu cho đến hết thì thôi, và thậm chí hết rồi thì đi vay đi xin và cả... đi ăn cắp.

Thưa ông, việc học sinh bị đẩy đến bước muốn chứng minh lòng tự trọng chỉ còn cách tự tử có phải là lỗi của hệ thống giáo dục không?

- Cũng có một phần là lỗi của hệ thống giáo dục. Nhà trường chưa làm được việc tư vấn và hướng dẫn tâm lí cho học sinh. Thầy giáo chưa phải là người chăm lo “phần hồn cho học sinh”.

Cùng với chuyện học sinh tự tử, dư luận gần đây ồn ào còn vì những chuyện như học sinh bị ngược đãi hoặc thầy cô bị học sinh xúc phạm. Vậy là, đạo đức thầy xuống cấp, đạo đức trò xuống cấp, nguyên nhân do đâu, thưa ông?

- Phải đặt sự xuống cấp về đạo đức của thầy và trò trong bối cảnh chung của toàn xã hội. Bước vào thời kì mở cửa và hội nhập, chúng ta bị lúng túng trong việc giáo dục các phẩm chất con người, vì một số thang giá trị bị thay đổi : Làm giầu cho bản thân hay gia đình không phải là một “tội” mà được hoan nghênh khuyến khích. Làm “tư” là đúng pháp luật chứ không phải là “chui”. Xã hội trở nên coi trọng đồng tiền đến mức có tiền mua tiên cũng được... Vì vậy một số con em gia đình có thế lực, có quyền lực hoặc có tiền trở nên coi thường tất cả... Tôi hy vọng rồi sự lúng túng đó sẽ nhanh chóng qua đi khi mọi người nhận ra những chân giá trị đạo đức con người...

Nhà giáo còn nghèo thật, nhưng...
Thưa ông, về thưởng Tết cuối năm, bao giờ tiền thưởng của giáo viên cũng được đưa ra như một đối trọng để so sánh. Hẳn ông còn nhớ Tết năm ngoái, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã có một bức thư kêu gọi các nhà hảo tâm giúp đỡ để các nhà giáo đón Tết. Câu chuyện về tiền thưởng Tết cho giáo viên năm nay chắc vẫn vậy thôi. Đứng ở góc độ một nhà giáo, ông nói gì về điều này?

- Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã có thiện chí khi viết bức thư kêu gọi đó.Tuy nhiên cũng cần biết rằng nhà giáo nói chung còn nghèo thật, nhưng chưa đến nỗi mỗi lần Tết đến “nuớc mắt lại chảy vào trong”... Còn có những người nghèo hơn giáo viên, khó khăn hơn giáo viên, và tuy nghèo nhưng đa số giáo viên sẵn sàng làm từ thiện với phương châm “lá rách có thể đùm lá rách hơn”.

Cũng gần đây thôi, giáo viên chúng tôi rất phấn khởi khi Bộ Giáo dục - Đào tạo nói đến chủ trương phấn đấu để từ năm 2010 ( tức năm nay) nhà giáo có thể sống bằng luơng của mình. Mong tuyên bố đó không bị rút lại và mong giáo viên có được cái hạnh phúc là “đồng lương đủ sống” để có thể cống hiến sức lực của mình cho sự nghiệp giáo dục của đất nước.

Xin trân trọng cảm ơn ông và kính chúc ông sức khoẻ!
Về Đầu Trang Go down
 

PGS.TS Văn Như Cương: Giáo dục Việt Nam đang vá víu cục bộ?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
๑۩۞۩๑♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥A0-Pro♥•´¯) ๑۩۞۩๑♥๑۩۞۩๑ :: Học tập-
Sử dụng mã nguồn Forumotion PHPBB2
Desiged by Bánh Bao - Sơn Bánh Bao
Liên hệ CardMan qua Y!M: a0family, điện thoại: ko có :D
Hiển thị tốt trên Mozilla Firefox Internet Explorer 8 với độ phân giải 1024x768, đẹp nhất với 1152x864
Tạo Forum, Blog miễn phí tại http://5forum.net
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất